Thuận tình ly hôn – Lựa chọn hoàn hảo khi ly hôn

Rate this post

Khi mục đích của hôn nhân không đạt được thì thuận tình ly hôn là biện pháp phù hợp để giải quyết cuộc hôn nhân không thể kéo dài. Việc vợ chồng nộp đơn thuận tình ly hôn là hợp pháp nếu cả hai bên tự nguyện ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái … trên cơ sở có sự đảm bảo về quyền lợi của hai bên.

thuận tình ly hôn khi có sự thỏa thuận
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thuận tình ly hôn là gì

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).

Các căn cứ thuận tình ly hôn Điều 55 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 quy định về trường hợp thuận tình ly hôn: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất

Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn

Bởi việc ly hôn thuận tình do hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận với nhau. Do đó, về nơi nộp hồ sơ hai bên cũng có thể thương lượng và thỏa thuận.

Đồng thời, tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định như sau:

“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”

Do đó, khi thuận tình ly hôn, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục ly hôn. Và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Do đó, nếu hai vợ chồng cùng đồng ý, thuận tình muốn ly hôn thì có thể thỏa thuận nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng.

Hồ sơ ly hôn – ly hôn thuận tình cần có những gì?

(i) Đơn ly hôn thuận tình (theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);

(ii) Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

(iii) Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

(iv) Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

(v) Giấy khai sinh của con (bản sao);

(vi) Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.

Quy định về mức án phí ly hôn thuận tình

Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch.

Theo đó, với vụ việc ly hôn thuận tình, án phí hai vợ chồng phải nộp là 300.000 đồng. Đối với trường hợp của bạn mặc dù có tài sản chung nhưng nếu không có tranh chấp về chia tài sản chung thì sẽ không phải nộp án phí chia tài sản theo giá ngạch. Mỗi bên vợ, chồng chỉ phải nộp số tiền án phí ly hôn thuận tình là 150.000 đồng.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu một nửa mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác

Trình tự, thủ tục ly hôn – thuận tình ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc ly hôn

hồ sơ thuận tình ly hôn cần có
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chuẩn bị đầy đủ đơn thuận tình ly hôn, hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Bước 2: Nộp án phí và thụ lý vụ án ly hôn

án phí thuận tình ly hôn
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp án phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của hai người.

Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Vậy thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần? Xem thêm 

Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn mất bao lâu?

Sau 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn thuận tình ly hôn cung hồ sơ tài liệu liên quan hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho vợ chồng bạn.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì đối với trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn (thuận tình ly hôn) thì tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ vẫn tiến hành hòa giải (sau 15 ngày kể từ ngày bạn nộp tiền tạm ứng án phí). Trong trường hợp tòa án hòa giải không thành thì tòa án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành của vợ chồng. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng bạn không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát không có phản đối sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không mở phiên tòa xét xử khi có các điều kiện hai vợ chồng bạn thật sự tự nguyện ly hôn.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay và các bên không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn tòa án sẽ tiến hành gửi quyết định đó cho mỗi bên vợ chồng bạn và Viện kiểm sát cùng cấp. Sau khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Giải quyết tài sản chung sau khi ly hôn

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người sau đây:

Vợ;
Con chưa thành niên;
Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc;
Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bởi lẽ việc ly hôn không chỉ là ảnh hưởng đến cuộc sống của cả hai vợ chồng mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới các con.

Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà họ không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Lý do nên sử dụng dịch vụ ly hôn

Các vấn đề pháp lý thường vô cùng phức tạp, và ly hôn cũng không ngoại lệ. Dịch vụ tư vấn ly hôn sẽ cung cấp cho cả hai bên những thông tin cần thiết nhất như vấn đề phân chia tài sản chung, vấn đề nuôi con, vấn đề cấp dưỡng nuôi con, vấn đề trợ cấp sau hôn nhân…

Các dịch vụ có thể được cung cấp về ly hôn như: Tư vấn đầy đủ và chính xác các nội dung liên quan đến việc ly hôn như: quyền ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn, tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn, trợ cấp cấp dưỡng nuôi con, … Soạn thảo/hoàn thiện các đơn từ, văn bản, cùng bạn thực hiện các công việc xác minh để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, tài liệu kèm theo Đơn khởi kiện/yêu cầu về việc ly hôn ra Tòa án; Đại diện cho bạn làm việc với bên vợ/chồng còn lại hoặc bên thứ 3 khi có yêu cầu để trao đổi quan điểm, giải quyết các bất đồng về vấn đề ly hôn. Cùng có mặt với bạn trong các buổi làm việc tại Tòa án trong suốt quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn tại Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền.

Everest đưa ra những gợi ý và giải pháp đúng đắn cho vấn đề của khách hàng để đảm bảo khách hàng có sự chuẩn bị trước, tránh trường hợp nhiều người không hiểu, mắc sai lầm rồi tốn nhiều sức lực, thời gian mà hiệu quả không tốt. Hầu hết mọi người đều bận rộn với công việc, vì vậy không ai muốn mất thời gian tìm kiếm thông tin về ly hôn trên Internet. Vì vậy, sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về thủ tục, hồ sơ ly hôn. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết được quyền lợi của mình sau khi ly hôn là gì.

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiêm trong nghề. Everest tự tin rằng sẽ giải quyết các vấn dề của khách hàng một cách nhanh tróng và hiệu quả.

Một số giải đáp về vấn đề thuận tình ly hôn

1, Có được thuận tình ly hôn hòa khi con dưới một tuổi ?

Nếu hai vợ chồng có con dưới 1 tuổi nhưng tự thỏa thuận được với nhau, đồng thuận về việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, về tài sản chung, việc chia tài sản chung cũng như quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi.

Xem thêm các quy định của luật về các trường hợp khác: Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai giải quyết ra sao?

2, Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ, chồng giải quyết ra sao?

Tòa án chỉ công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự khi một bên vắng mặt nếu người đó có Đơn xin xét xử vắng mặt.

3, Mẫu đơn thuận tình ly hôn mua ở đâu?

Nội dung yêu cầu trong hai loại đơn này được quy định cụ thể tại Điều 189 (đơn xin ly hôn) và Điều 362 (đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn) của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Như vậy, trong cả hai trường hợp, pháp luật đều cho phép đương sự lựa chọn hình thức đơn viết tay hoặc hình thức do Tòa án quy định, miễn là nội dung quy định của pháp luật.

Do đó, trường hợp này hoàn toàn có thể điền vào mẫu có sẵn và đảm bảo nội dung theo yêu cầu thì hồ sơ của bạn vẫn được chấp nhận mà không cần phải làm đơn viết tay. Các tòa án hiện hành ban hành các mẫu đơn hôn nhân và gia đình có đóng dấu hoặc số của tòa án. Nếu bạn không biết cách nộp đơn có thể liên hệ với tòa án có thẩm quyền để mua và sử dụng.

Như vậy, đơn ly hôn có thể viết tay, đánh máy hoặc mua hồ sơ tại Tòa án.

4. Khi thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn. Lúc này, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

Tuy nhiên, mặc dù bắt buộc nhưng có 04 trường hợp sau đây, vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được:

(i) Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;

(ii) Vợ, chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;

(iii) Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;

(iv) Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

5. Cả hai đều đồng ý thuận tình ly hôn thì nộp đơn ở đâu? 

Đối với đơn thuận tình ly hôn, nộp đơn tại nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu nơi cư trú khác nhau, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của chồng hoặc vợ để làm thủ tục ly hôn.

6, Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?

Hoà giải ly hôn thuận tình có thể được tổ chức từ 1 – 2 lần. Đối với ly hôn đơn phương thông thường sẽ tiến hành hòa giải từ 2 đến 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử, ngoại trừ các trường hợp không tiến hành hòa giải được.

Tìm hiểu thêm các vấn đề hôn nhân khác Tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến ​​pháp lý cho công việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn luật:  1900 6198 , E-mail:  info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here