Mẫu văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân?

0
58
1/5 - (2 bình chọn)

Để tránh những tranh chấp phát sinh trong hôn nhân, nhiều cặp đôi thường thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn. Vậy Chế độ tài sản theo thỏa thuận được xác lập khi nào? Nội dung văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân? Mẫu văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân như nào?Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này Công ty Luật TNHH Everest xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

Mẫu văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân
Để biết thêm thông tin về lĩnh vực pháp luật Hôn nhân và Gia đình, gọi ngay tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 19006198

Chế độ tài sản theo thỏa thuận được xác lập khi nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành, văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng phải được  lập bằng hình thức văn bản có công chứng/chứng thực  và được lập trước khi hai bên thực hiện thủ tục kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản theo thảo thuận được xác lập (hay chính là có hiệu lực) kể từ ngày đăng ký kết hôn (Theo Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có quy định tạo sự linh hoạt, tôn trọng quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên trong quan hệ hôn nhân, cụ thể là quy định trong quá trình chúng sống sau khi đã kết hôn (hay trong thời kỳ hôn nhân) thì hai bên có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung văn bản thỏa thuận chế độ tài sản đã xác lập trước khi kết hôn hoặc chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định. (Theo Điều 49 Luật hôn nhân và gia đình 2014; Điều 17, Điều 18 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)

Nội dung văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân?

Nội dung văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân gồm :

  • Tài sản nào được xác định là tài sản chung, tài sản nào tài sản riêng của vợ, chồng; (có thể thỏa thuận theo một trong các nội dung sau như: Giữa vợ chồng sẽ không có sự phân biệt tài sản chung tài sản riêng mà tất cả tài sản do vợ/chồng có được trước khi kết hôn/ trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng; Giữa vợ chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ/ chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản riêng của người có tài sản đó; vợ chồng có thể thỏa thuận khác phù hợp với nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định)
  • Quyền, nghĩa vụ cả hai bên vợ chồng với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm cho nhu cầu thiết yếu trong gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc để chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  • Nội dung có liên quan khác.

Thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận chế độ tài sản trên phải phù hợp với quy định nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình và không thuộc trường hợp thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận vô hiệu tại Tòa án theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

( Theo Điều 48, Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014; Điều 5, Điều 6, Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu quy định chung về chế độ tài sản của vợ chồng?

Mẫu văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân?


Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành, không có quy định cụ thể mẫu văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước hôn nhân, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả mẫu vẳn bản tham khảo dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

 

VĂN BẢN THỎA THUẬN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014;

Căn cứ ………………………………………[ghi các văn bản khác có liên quan đến thỏa thuận xác nhận tài sản riêng]

Căn cứ vào mong muốn thực tế của các bên.

 

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…., tại …………………

Chúng tôi gồm:

Ông/bà:………………………………………………

Sinh ngày:…../…../…….

Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu số: ………………..… Cấp tại…………………. …. Ngày cấp…./……/…….

Nơi đăng ký thường trú: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn ………………….… Xã/Phường/Thị trấn ……………..… Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh………. ……… Tỉnh/Thành phố …..………

Nơi ở hiện tại: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn ………………….… Xã/Phường/Thị trấn ……………..… Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh………. ……… Tỉnh/Thành phố …..………

Ông/bà:………………………………………………….

Sinh ngày:…../…../…….

Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu số: ………………..… Cấp tại…………………. …. Ngày cấp…./……/…….

Nơi đăng ký thường trú: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn ………………….… Xã/Phường/Thị trấn ……………..… Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh………. ……… Tỉnh/Thành phố …..………

Nơi ở hiện tại: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn ………………….… Xã/Phường/Thị trấn ……………..… Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh………. ……… Tỉnh/Thành phố …..………

Chúng tôi là hai bên đang dự định thực hiện đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân …………………………

Trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau chung tôi lập và ký văn bản thỏa thuận chế độ tài sản trước hôn nhân với những nội dung cụ thể sau:

ĐIỀU 1: THỎA THUẬN TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG

1.1. Tài sản chung của hai bên gồm:

 

a) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: [mô tả rõ về tài sản]

Thửa đất số……………………………………………..……………………..

Tờ bản đồ số………………………………………………….……………….

Diện tích:………………………………………….…………………………….

Tại địa chỉ:………………………………………………………………………

Nguồn gốc quyền sử dụng:…………………………………………………..

Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số…………….., do …….cấp ngày…../…../……

[Nếu trên đất có nhà/ công trình xây dựng gì thì cần mô tả rõ về màu sắc, thiết kế, tầng,…. Để xác định đúng tài sản, tránh tranh chấp phát sinh về sau]

b) [ liệt kê những tài sản xác nhận trong văn bản này theo mong muốn của hai bên. Với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu/ quyền sử dụng theo quy định pháp luật thì ghi rõ thông tin đăng ký đó; còn tài sản không có giấy tờ đăng ký thì cần mô tả rõ đặc điểm nhận dạng của tài sản đó để có thể xác định được tài sản]

1.2. Tài sản riêng của mỗi bên gồm:

1.2.1. Tài sản riêng của Ông/ bà:………………………………………….  Gồm:

  1. a) [ liệt kê những tài sản xác nhận trong văn bản này theo mong muốn của hai bên tương tự như hướng dẫn trên]

1.2.2. Tài sản riêng của Ông/ bà:………………………………………….  Gồm:

  1. a) [ liệt kê những tài sản xác nhận trong văn bản này theo mong muốn của hai bên tương tự như hướng dẫn trên]

ĐIỀU 2. QUYỀN, NGHĨA VỤ CÁC CÁC BÊN

2.1. Mỗi bên có toàn quyền của chủ sử dụng/ chủ sở hữu đối với tài sản riêng của từng bên đã mô tả tại Điều mà không phải hỏi ý kiến của bên kia, trừ khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch có  liên quan tới nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng cần có sự thỏa thuận của hai bên và phải  bảo đảm chỗ ở cho cả hai.

2.2. Hai bên bình đẳng với nhau về về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài sản chung mà không phân biệt giữa việc ở nhà làm nội trợ hay ra ngoài lao động.

2.3. Hai bên phải tôn trọng quyền của mỗi bên với tài sản riêng của bên đó.

2.4. Hai bên có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình. Khi tài sản chung của hai bên không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình thì các bên có nghĩa vụ đóng góp theo khả năng kinh tế từ tài sản riêng của mình.

2.5. Các bên có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật với tài sản chung, tài sản riêng được mô tả tại Điều 1.

Điều 3. NGUYÊN TẮC  VÀ THỦ TỤC CHIA TÀI SẢN

Trong trường hợp không may hai bên không thể tiếp tục chung sống, tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể tiếp tục kéo dài mà phải ly hôn thì tài sản được giải quyết như sau:

– Tài sản riêng của các bên vẫn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên.

– Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của hai bên trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì sẽ giải quyết theo nguyên tắc và thủ tục của pháp luật.

ĐIỀU 4. CÁC BÊN CAM KẾT

Hai bên cam kết:

– Những thông tin về nhân thân, tài sản nêu tại văn bản thỏa thuận chế độ tài sản này là đúng sự thật;

– Văn bản này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản nào. Văn bản sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc lập văn bản vi phạm quy định pháp luật;

ĐIỀU 5. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản này;

Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản này phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và phải được lập thành văn bản có công chứng/ chứng thực  tại:

………………………………………………………………………………………………………………………..;

Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các nội dung ghi tại văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên [nếu các bên lựa chọn công chứng văn bản] / công chức tư pháp-hộ tịch [nếu các bên lựa chọn chứng thực văn bản];

Văn bản này có hiệu lực tính từ thời điểm hai bên đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

NGƯỜI THAM GIA XÁC NHẬN

[Kí, ghi rõ họ tên và điểm chỉ của các bên]

 

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN / CÔNG CHỨC TƯ PHÁP- HỘ TỊCH

[ Tùy thuộc vào việc các bên lựa chọn công chức hay chứng thực văn bản]

Tìm hiểu thêm: Luật Hôn nhân

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here