Tất cả quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật

0
163
thực đơn cho bé 2 tuổi
Rate this post

Nhà nước đặt ra các quy định về điều kiện kết hôn nhằm đảm bảo quyền lợi của người kết hôn, gia đình và xã hội. Khi đăng kí kết hôn mà không đáp ứng được những điều kiện đó là kết hôn trái pháp luật và cần phải hủy việc kết hôn trái pháp luật này. Vậy hủy kết hôn trái pháp luật là gì? Căn cứ vào đâu để thực hiện việc đó? Và ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

hủy kết hôn trái pháp luật
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hủy kết hôn trái pháp luật là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật do việc nam, nữ tuy đã đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên vợ, chồng hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Để tìm hiểu thêm về kết hôn trái pháp luật, bạn đọc thảm khảo tại đây.

Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật

Thứ nhất, do việc kết hôn diễn ra khi một bên hoặc hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, nên căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật là có sự vi phạm một trong những điều kiện kết hôn đó  của vợ hay chồng hoặc cả vợ và chồng khi đăng kí kết hôn. Mà cụ thể là các điều kiện được ghi nhận tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Theo đó, các điều kiện kết hôn phải đáp ứng đầy đủ bao gồm:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định được nói đến là “a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”

Thứ hai, người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật gửi đơn yêu cầu đến Tòa án hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gửi đơn yêu cầu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và luật tố tụng dân sự.

Như vậy, chỉ cần không đáp ứng được một trong số các điều kiện kết hôn nêu trên đồng thời có đơn yêu cầu đến Tòa án hay đề nghị tổ chức, cơ quan có quyền gửi đơn yêu cầu thì việc hủy kết hôn trái luật đã có căn cứ pháp lý để thực hiện. Chẳng hạn như khi đi đăng kí kết hôn, cả hai bên đều đủ tuổi, không vi phạm trường hợp cấm kết hôn, nhưng bên nữ bị gia đình ép phải cưới mà không hề có sự tự nguyện nên không đáp ứng một điều kiện kết hôn là cả hai bên nam và nữ đều tự nguyện, vì thế đây kết hôn trái pháp luật; sau này bên nữ – người vợ gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái  luật và Tòa án dựa vào việc vi phạm điều kiện kết hôn theo luật cùng đơn yêu cầu của bên nữ làm căn cứ để hủy việc kết hôn trái luật này.

Xem thêm Mẫu đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Theo điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người sau đây có quyền yêu cầu hủy kết hôn :

– Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn.

Tham khảo thêm các vấn đề hôn nhân khác tại Luật hôn nhân và gia đình

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here