Số cặp vợ chồng sau khi ly hôn, hòa giải và tái hôn xảy ra không quá nhiều nhưng nó cũng là bước đệm để xây dựng hạnh phúc trong tương lai đối với một số người. Vậy tái hôn nghĩa là gì? Cần điều kiện gì để tái hôn với chồng cũ hay vợ cũ? Tái hôn có cần thực hiện thủ tục gì không?
Tái hôn nghĩa là gì?
Mục lục bài viết
Tái hôn chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hôn nhân nhưng nó không hề lạ đối với nhiều người. Khi một cặp vợ chồng vì một lý do nào đó mà đã thực hiện thủ tục ly hôn và đã được Tòa án ra bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nhưng sau đó, hai bên đã giải quyết những hiểu lầm và mong muốn quay lại sống chung như vợ chồng. Việc đi đăng ký kết hôn và được nhà nước cấp giấy chứng nhận kết hôn lần thứ hai được gọi là tái hôn.
Tái hôn cần có sự công nhận của nhà nước, khi đó quyền lợi của vợ chồng được quy định theo pháp luật về hôn nhân mới được đảm bảo. Pháp luật sẽ không công nhận và cũng sẽ không giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ vợ chồng đối với những trường hợp sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
Điều kiện để tái hôn với chồng cũ, tái hôn với vợ cũ?
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập quan hệ vợ chồng phải đi đăng ký kết hôn. Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã nêu ra những yêu cầu mà các cặp vợ chồng phải đáp ứng trước khi đăng ký kết hôn, bao gồm:
- Điều kiện về độ tuổi: Nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
- Hai người phải đảm bảo sự tự nguyện đi đến hôn nhân, không bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn
- Hai người phải có đủ năng lực hành vi dân sự
- Đối tượng kết hôn không được cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Không được kết hôn giả tạo
- Vợ hoặc/và chồng đang chưa kết hôn với một ai khác hoặc sống chung như vợ chồng với người khác.
Hồ sơ tái hôn sau ly hôn
Tái hôn cũng như kết hôn, cần đăng ký kết hôn với cơ quan hành chính. Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị khi tái hôn bao gồm:
- Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Toàn bộ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày cấp.
Thủ tục tái hôn như thế nào?
Theo Điều 38 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Bước 3: Giải quyết
Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 4: Cấp chứng nhận
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Một số câu hỏi
Tái hôn có phải đăng ký kết hôn không?
Thực chất, tái hôn là việc kết hôn lại với người mà trước đây là chồng hoặc vợ của mình nhưng bây giờ không phải như vậy. Theo khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập quan hệ vợ chồng phải đi đăng ký kết hôn. Như vậy, về bản chất, tái hôn cũng là kết hôn lần thứ hai với cùng một đối tượng.
Xem thêm: Tất tần tật những vấn đề cần lưu ý về đăng ký kết hôn
Ly hôn bao lâu được tái hôn?
Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ quy định về việc chia tài sản và trách nhiệm của cha, mẹ đối với con cái khi sau ly hôn. Theo khoản 1 Điều 36 Hiến pháp 2013, nam, nữ có quyền kết hôn.
Như vậy pháp luật không quy định thời hạn sau khi ly hôn bao lâu thì được kết hôn, mà đó là quyền của mỗi công dân miễn sao không vi phạm các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Tìm hiểu thêm các vấn đề hôn nhân Tại đây
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn