Quyền nuôi con khi ly hôn

Pháp luật Việt Nam hiện nay ghi nhận cả bố, mẹ đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau đối với các con. Vì vậy, Tòa án phân chia quyền nuôi con phải xem xét quyền lợi cả hai bên vợ chồng; Và việc một bên giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn khá khó khăn.

0
7
Quyền nuôi con khi ly hôn
Quyền nuôi con khi ly hôn
5/5 - (1 bình chọn)

Theo quy định pháp luật, hai vợ chồng có quyền tự thỏa thuận phân chia quyền nuôi con khi ly hôn. Khi không phân chia được thì các bên cần chứng minh cho Tòa án thấy những điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn mà mình có. Mục đích của việc này nhằm chứng minh: Nếu Tòa án giao con cho bạn thì trẻ sẽ được hưởng những điều kiện tốt nhất có thể. Một số điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn; giành quyền nuôi con sau ly hôn được Tòa án xem xét gồm:

Quyền nuôi con khi ly hôn
Quyền nuôi con khi ly hôn

Điều kiện giành quyền nuôi con về vật chất.

  • Năng lực tài chính, kinh tế.
  • Năng lực vật chất khác.

Các điều kiện giành quyền nuôi con về vật chất nêu trên cần đảm bảo mức cơ bản cho con về ăn, uống, vui chơi, học tập. Hoặc tốt hơn nữa là cung cấp mức sống cao cho con: Đi du lịch; tham gia các khóa học kỹ năng;… học ngoại ngữ.

Điều kiện giành quyền nuôi con về tinh thần.

  • Thời gian chăm sóc con.
  • Điều kiện sức khỏe của cha, mẹ.
  • Điều kiện về đạo đức của cha, mẹ.
  • Điều kiện môi trường sống.

Ngoài những những điều kiện nêu trên, Tòa án cũng xét đến các vấn đề như: Độ tuổi, giới tính của con; Ý kiến của con trên 7 tuổi; … Và tất cả những yếu tố có tác động đến sinh hoạt, học tập và sự phát triển của con.

Cách giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Hiện nay, nhiều người lầm tưởng rằng con dưới 36 tháng tuổi chắc chắn được giao cho mẹ nuôi nếu ly hôn. Suy nghĩ này chưa chính xác bởi khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, người mẹ sẽ có lợi thế hơn khi giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt bên bố vẫn có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Cũng theo quy định trên, pháp luật chưa ghi nhận các trường hợp cụ thể bên mẹ mất quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vì vậy, khi gặp phải tranh chấp tương tự các bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn để được tư vấn chi tiết. Luật sư tiếp nhận thông tin sẽ đánh giá tình huống; điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn và đưa ra hướng giải quyết trong từng vụ việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here