Sinh con thứ 3 là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Nam nữ khi đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật sẽ cùng nhau kết hôn để xây đựng một gia đình mới.sau khi kết hôn, thường thì người ta sẽ nghĩ đến đầu tiên đó là sinh con. câu hỏi được đặt ra là có được sinh con thứ 3 không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng giải đáp thắc mắc đó.
Quy định mới về sinh con thứ 3
Mục lục bài viết
Để tìm hiểu chế độ sinh con thứ 3, trước tiên chúng ta cần khái quát về chính sách dân số của nước ta . Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các vợ chồng được quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh về dân số sửa đổi năm 2008 như sau:“Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”
Sau nhiều năm nhà nước ta thực hiện kế hoạch hóa gia đình với một khẩu hiệu là mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Theo quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng mở ra chính sách mới đó là khuyến khích gia đình ở vùng có mức sinh sản thấp nên sinh đủ 2 con, các bạn trẻ nên lập gia đình trước 30 tuổi.
Nhưng vấn đề chế độ đẻ con thứ 3 , chính sách dân số của nước ta vẫn chưa thể hiện ra quan điểm khuyến khích vấn đề này và nó vẫn có một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, so với những năm trước đây, nước ta đã có sự cởi mở hơn về vấn đề này.
Cán bộ, đảng viên, viên chức sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không?
Các trường hợp vợ chồng được phép sinh con thứ ba được quy định tại khoản 2 của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP. Các trường hợp mà các cặp vợ chồng sinh con thứ ba không vi phạm quy định sinh một đến hai con gồm:
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai người hoặc một trong hai người thuộc dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người hay là họ thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân ( nghĩa là tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức.
Cặp vợ chồng sinh con tuy là lần thứ nhất nhưng sinh ba con trở lên.
Cặp vợ chồng đã sinh một con, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên (tức là sinh đôi).
Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh họ chỉ có một đứa con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã được cho làm con nuôi.
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu như họ đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai người con đó bị dị tật hoặc mắc căn bệnh hiểm nghèo nào đó không mang tính di truyền, đã được xác nhận bởi Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương.
Cặp vợ chồng khi một hoặc cả hai đều đã có con riêng (con đẻ), chỉ được sinh một con hoặc hai người con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không được áp dụng đối với trường hợp tái hôn giữa nam nữ từng có hai con chung với nhau trở lên và hiện tại đang còn sống.
Phụ nữ chưa kết hôn nhưng sinh một hoặc hai người con trở lên trong cùng một lần sinh.
Như vậy, khi thuộc các trường hợp nêu trên, cặp vợ chồng dù là Đảng viên, cán bộ công chức ,viên chức khi đẻ con thứ 3 sẽ không bị xử phạt.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 của Chính phủ quy định như sau: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi sinh con thứ ba trở lên sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ…”. Tuy nhiên, từ ngày 31/12/2013 Nghị định này đã bị thay thế (không còn hiệu lực) bởi Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.
Trong nghị định mới, việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc vợ chồng chỉ được sinh một đến hai con không được đề cập tới.
Do pháp luật hiện nay chưa có các quy định cụ thể về xử lý viên chức vi phạm chính sách dân số nên một số bộ, ngành đã trực tiếp ban hành các thông tư, quyết định; Hội đồng nhân dân một số tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm việc sinh con thứ ba trở lên. Ví dụ cụ thể là:
Theo Điều 5 của Quyết định 1531/QĐ-BTC ngày 28/6/2013 Bộ Tài chính quy định quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính có hành vi vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau: Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: được áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức sinh con thứ 3….
Tìm hiểu thêm: Luật Hôn nhân
Hình thức xử phạt khi sinh con thứ 3
Trường hợp người sinh con thứ 3 là Đảng viên
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 181/ 2013/QĐ-TW của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm quy định như sau:
“Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây ra hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị kỷ luật bằng hình thức là khiển trách: …..”
Trường hợp người sinh con thứ 3 là cán bộ, công chức, viên chức
Trước đây nhà nước từng có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với cán bộ công nhân viên chức. Nếu họ sinh con thứ 3 thì sẽ bị xử phạt hành chính là phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, hay cấm đảm nhiệm chức vụ, hoặc bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi họ đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.
Tuy nhiên, Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em thì không còn đề cập đến xử lý việc sinh con thứ 3 nữa.
Đây là một trong những chính sách để đối phó với tình trạng già đi của dân số Việt Nam trong tương lai. Vậy nên, những quy định xử lý về việc sinh con thứ 3 sẽ phải thay đổi để đảm bảo cho tính thống nhất của pháp luật.
Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức khi vi phạm được thực hiện dựa theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy của cơ quan nơi người sinh con thứ ba đang làm việc.