Mẫu đơn xin nhận con nuôi mới nhất – Tư vấn Everset

0
158
mau-don-xin-nhan-con-nuoi-moi-nhat
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
1/5 - (2 bình chọn)

Việc nhận nuôi con nuôi là một hành động đẹp, ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn độc giả mẫu đơn xin nhận con nuôi mới nhất.

mau-don-xin-nhan-con-nuoi-moi-nhat
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI

Kính gửi:………………………………………………………….

  1. Phần khai về người nhận con nuôi
Ông
Họ, chữ đệm, tên
Ngày, tháng, năm sinh
Quốc tịch
Giấy tờ tùy thân
Nơi cư trú
Điện thoại/email
  1. Phần khai về người được nhận làm con nuôi

Họ, chữ đệm, tên: ………………………….Giới tính:…………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………..Quốc tịch:…………………..

Nơi sinh:……………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………….

Số định danh cá nhân:……………………………………….

Thuộc đối tượng:…………………..

* Hiện đang sống tại gia đình của Ông/Bà:…………………..

Họ, chữ đệm, tên:…………………..

Nơi cư trú:……………………………………….

Điện thoại/email liên lạc:…………………..

* Hiện đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng:…………………..

Tên/địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng:…………………..

  1. Cam đoan

Chúng tôi/tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, việc nhận con nuôi là tự nguyện, nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của con nuôi. Chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi báo cáo về tình hình phát triển của con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chúng tôi/tôi thường trú.

Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Làm tại ………………, ngày…………. tháng ………….. năm………..

ÔNG

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

 

Xem thêm: Người nước ngoài nhận con nuôi

Hướng dẫn viết đơn xin nhận nuôi con nuôi

– Phần kính gửi: ghi chính xác tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin nhận con nuôi. Thẩm quyền ở đây được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể:

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước. Uỷ ban nhân dân, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trụ ở nước ngoài.

– Thông tin của người yêu cầu và thông tin đứa trẻ (con nuôi): Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp. Họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, tình trạng sức khỏe, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

– Thông tin gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng của đứa trẻ (con nuôi): Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.

– Nội dung yêu cầu: trình bày hoàn cảnh và lý do nhận con nuôi: ghi rõ lý do nhận con nuôi trong từng trường hợp. Quyền nuôi con nuôi không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài. Người nước ngoài cũng có thể nuôi con nuôi ở Việt Nam.

– Yêu cầu giải quyết và cam đoan: Đưa ra căn cứ pháp luật để yêu cầu cơ quan giải quyết. Đề nghị quý cơ quan xem xét và xác nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.

– Đính kèm đơn xin nhận con nuôi, người yêu cầu cần chuẩn bị những tài liệu khác kèm theo khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi.

Lệ phí khi đăng ký nhận con nuôi

Theo quy định tại điều 2 Nghị định số 114/2016 NĐ-CP thì lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm:

  • Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước áp dụng đối với công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
  • Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài: áp dụng đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
  • Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Mức thu lệ phí nhận nuôi con nuôi

  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.

Tham khảo thêm: thủ tục nhận con nuôi

Hành vi bị cấm trong nhận nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì các hành vi bị cấm trong việc nhận nuôi con nuôi gồm có:

– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

– Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

– Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

– Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

– Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

– Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Quy định trên thể hiện rất rõ việc pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của người được nhận làm con nuôi, bảo vệ quyền của trẻ em, tạo cho trẻ được nhận làm con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Đồng thời cũng tránh việc tư lợi khi nhận trẻ làm con nuôi. Và theo quy định của pháp luật thì việc nhận con nuôi cần đảm bảo thuần phong, mỹ tục không làm rối loạn thứ tự trong gia đình.

Xem thêm: điều kiện để nhận con nuôi

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here