Ly hôn đơn phương, điều kiện được ly hôn đơn phương và thủ tục xin ly hôn đơn phương theo pháp luật Việt Nam?

0
16
Rate this post

Theo quy định của pháp luật, bên cạnh việc “thuận tình ly hôn” thì vợ, chồng có thể gửi đơn đến Tòa án xin ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Vậy điều kiện để xin ly hôn đơn phương và thủ tục xin ly hôn đơn phương được quy định như thế nào theo quy định hiện hành?

1 – Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn là một sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố hai vợ chồng ly hôn bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tại điều 51, 55 và 56 cho thấy: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Trường hợp cả hai bên vợ chồng cùng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn: được gọi là “thuận tình ly hôn”

– Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn: được gọi là “ly hôn theo yêu cầu của một bên” hay “ly hôn đơn phương”.

Như vậy, Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có 1 bên muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng mà bên kia không mong muốn. Hoặc cũng có thể hai bên vợ chồng không thể thống nhất về quyền nuôi con, phân chia tài sản sau khi ly hôn cũng được gọi là trường hợp đơn phương ly hôn.

2 – Điều kiện xin ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật hiện hành?

Ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố hai vợ chồng ly hôn bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tại điều 51, 55 và 56 cho thấy: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Trường hợp cả hai bên vợ chồng cùng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn: được gọi là “thuận tình ly hôn”

– Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn: được gọi là “ly hôn theo yêu cầu của một bên” hay “ly hôn đơn phương”.

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, là khi ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng thì chỉ khi người nộp đơn ly hôn chứng minh được việc ly hôn là có căn cứ thỏa mãn các điều kiện tại Điều 56, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên.

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 còn quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, Tòa án chỉ giải quyết ly hôn đơn phương khi đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu ở trên. 

3 – Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì? 

Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…

– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;

– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;

– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

tai san vo chong chua ket hon

4 – Thẩm quyền giải quyết đơn xin ly hôn đơn phương? 

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

5 – Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định hiện hành

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

– Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

– Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

  • Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
  • Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here