Việc sống thử mang đến nhiều hệ lụy không mong muốn cho những cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Và việc ra toà giành quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn là một trong số đó.
Không đăng ký kết hôn, pháp luật không bảo vệ
Mục lục bài viết
Trào lưu sống thử đang khiến những cặp nam nữ sống chung như vợ chồng gặp rất nhiều hệ lụy không tốt kèm theo. Trước hết, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân của hai người bởi theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) có nêu rõ:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không thì không có giá trị pháp lý
Do vậy, việc sống chung không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền thì việc sống chung đó không được coi là quan hệ hôn nhân, không được pháp luật bảo vệ.
Kéo theo đó là hàng loạt những “hệ lụy” không mong muốn như:
(i) Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy… (Điều 19 Luật HN&GĐ).
(ii) Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;
(iii) Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…
Tìm hiểu thêm: Sau ly hôn, chồng có được giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn?
Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Theo quy định tại Điều 14 Luật HN&GĐ, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con, quyền được ra toà giành quyền nuôi con vẫn được xác lập.
Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được quyền nuôi con sau ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:
(i) Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;
(ii) Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.
Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.
Giành quyền nuôi con khi không kết hôn được yêu cầu cấp dưỡng?
(i) Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động… có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không sống chung với mình. (Điều 3 Luật HN&GĐ).
(ii) Như phân tích ở trên, dù cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng quyền, nghĩa vụ đối với con vẫn không khác với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu không trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
(iii) Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù có nghĩa vụ nhưng việc xác nhận quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó. Bởi nếu muốn được cấp dưỡng nuôi con thì bắt buộc phải được công nhận là cha, mẹ con.
Nói tóm lại, để có thể giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, cha hoặc mẹ phải thỏa thuận được với nhau. Nếu không khi ra toà giành quyền nuôi con thi yêu cầu Tòa án giải quyết thì phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện tốt nhất để nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Có thể bạn quan tâm nôi dung liên quan: Luật hôn nhân và gia đình
Một số câu hỏi liên quan đến quyền nuôi con
1. Điều kiện để giành quyền nuôi con sau ly hôn là gì?
Để giành quyền nuôi con sau ly hôn thì vợ hoặc chồng phải chứng minh mình đủ những điều kiện sau:
Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn đinh (nhà ở hợp pháp)
Theo đó người muốn trực tiếp nuôi con có điều kiện về tài chính hơn so với người còn lại, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
Để chứng minh được vấn đề này cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ hồ sơ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…
– Điều kiện về tinh thần:
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
2. Không đăng ký kết hôn, cha có được quyền nuôi con không?
heo Điều 14 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Cũng theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Như vậy, quyền nuôi con được thực hiện theo nguyên tắc:
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Cha có thể giành được quyền nuôi con khi đáp ứng điều kiện sau:
– Không thuộc trường hợp quy định bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Người cha thỏa thuận được với mẹ bé về việc trực tiếp nuôi con.
– Xét theo nguyện vọng của con muốn ở với cha khi con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.