Nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hiện nay nên phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (hay giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm). Vậy hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận này bao gồm những gì?
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Mục lục bài viết
Trình tự phổ thông cho các doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Bước 2: Cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và thẩm xét duyệt hồ sơ (25 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ). Nếu như hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trực tiếp tới cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá thực tế về các điều kiện cơ sở vật chất về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bước 3: Sau khi công bố kết quả kiểm tra thực tế là cơ sở đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định mẫu.
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp
Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ kinh doanh về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khác nhau. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các cơ quan sau:
- Bộ Y tế cấp phép: đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp phép: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
- Bộ Công thương cấp phép: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ KHI THỰC HIỆN XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
Bao gồm các văn bản, giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao công chứng, chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở, điều kiện vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh trở lên cấp;
- Giấy xác nhận các cá nhân tham gia trực tiếp sản xuất đã được tập huấn qua kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI GIÁ BAO NHIÊU?
Phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: 150.000 đồng/lần
Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm.
Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Phí dịch vụ xin cấp giấy phép tại Hãng Luật Thành Công: Liên hệ hotline để được báo giá cụ thể từng loại hình, dịch vụ cơ sở kinh doanh
THỜI HẠN CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CÓ GIÁ TRỊ BAO LÂU ?
Theo quy định pháp luật hiện tại, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn là 03 năm được tính từ ngày được cấp phép. Hết thời gian này, giấy chứng nhận sẽ không còn hiệu lực áp dụng cho doanh nghiệp
Sau khi hết thời gian sử dụng, thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 3 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (mẫu cơ sở đã được cấp phép):
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là sự kiểm duyệt, thẩm định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp về y tế đối với các cơ sở, đơn vị kinh doanh, cung cấp, sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm cơ sở kinh doanh sản xuất.
KHI NÀO CẦN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ?
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp được luật quy định (tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất thực đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến các Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể hoặc các cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ đều bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc trong các hoạt động kinh doanh phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không thực hiện việc xin cấp phép sẽ được xử lý vi phạm quy định về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có mức chế tài phạt tiền
Hậu quả cho việc khi không tiến hành xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã đi vào hoạt động mà cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; đồng thời mức phạt từ cảnh cáo cho đến phạt hành chính; thậm chí đối ới mức độ nghiêm trọng thì sẽ tiến hành đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật.
Đăng ký xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là việc đầu tiên cần làm. Khi cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt từ hành chính hoặc phạt tù nếu tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng đến nhiều người.
Thông tin liên hệ:
Công ty: HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG
Địa chỉ: Số 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://luatthanhcong.com/
Email: congtyluatthanhcong@gmail.com
Báo Giá dịch vụ: 1900 633 710